Sâm núi Dành- Báu vật đến từ trái tim người Bắc Giang

January 01, 2024

Sâm núi Dành là sản vật quý từ núi Dành thuộc địa phận 2 xã Liên Chung và Việt Lập

Nhắc đến nhân sâm người ta thường nhắc đến Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc,… những quốc gia hàng đầu trong ngành nông nghiệp nhân sâm. Tại Bắc Giang có một loài sâm quý tuy mới được phát hiện nhưng đã được đánh giá là một trong các loài sâm có hàm lượng saponin sánh ngang với sâm Hàn Quốc. Đó chính là Sâm Nam Núi Dành, một báu vật đại ngàn dưới chân núi Dành thiêng liêng.

Theo các cụ cao niên, núi dành xưa kia có tên là núi Chung Sơn, thuộc địa phận của 2 xã Liên Chung và Việt Lập có một loại sâm da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt. Điều này cho thấy sản vật sâm nam từng vang danh từng vang danh từ hàng trăm năm trước.
Đến năm 2010, cây duy nhất còn sót lại đã được phát hiện tại khu vườn nằm dưới chân núi Dành của gia đình ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen. Trước kia, bà ngoại của ông khi còn sống là người thường lên núi Dành đào dược liệu. Cụ chính là người có công đưa sâm nam về trồng trong vườn nhà. Từ đó giống sâm này được bảo tồn và nhân rộng phát triển trên toàn xã.

Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ đưa sản phẩm sâm nam núi Dành vào diện bảo hộ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ. Qua quá trình nghiên cứu chất lượng, lập hồ sơ đề nghị, tháng 8 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 3228/QĐ-SHTT ngày 2/8/2021 cho sản phẩm sâm nam núi Dành. UBND huyện Tân Yên được ủy quyền thực hiện việc đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định. Chỉ dẫn địa lý “sâm nam núi Dành” là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của báu vật này, khẳng định thương hiệu, góp phần quảng bá, bảo vệ giống cây quý, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo quan sát của chúng tôi, sâm nam núi Dành là loài dây leo mảnh, yếu, thường nằm bò trên mặt đất hoặc phải tựa, cuốn theo cành lá cây khác để vươn lên. Củ sâm có lớp vỏ bên ngoài hơi cứng, bên trong lõi màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, vị hơi ngọt... Có loại sâm năm và loại sâm ba. Sâm năm là loại có 5 lá, sâm ba là loại chỉ có 3 lá và sâm năm tốt hơn sâm ba".

Bảo tồn và phát triển bền vững

Người nông dân ở Bắc Giang không chỉ không chỉ là những người làm nông nghiệp, mà họ còn là những nghệ nhân, người giữ gìn truyền thống và giá trị văn hoá. Việc trồng trọt và chăm sóc sâm núi không chỉ là công việc mưu sinh mà còn là cách họ thể hiện tình yêu thương với quê hương. Trái tim của họ được đặt vào từng bước đi, từng giọt mồ hôi, để tạo ra những sản phẩm sâm chất lượng nhất.

Và đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cao, cộng đồng người trồng sâm Bắc Giang đã hình thành các tổ chức hợp tác và mô hình nông nghiệp bền vững. Việc kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và hiện đại đã giúp bảo tồn nguồn gen, duy trì sinh kế cho người dân và góp phần làm giàu nguồn tài nguyên của vùng đất này.

Tags: